» 2017

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Hôn Nhân và Cuộc Trưng Cầu Dân Ý

"Mọi đứa trẻ đều có quyền đón nhận tình yêu từ người mẹ và người cha"
(ĐGH Phanxicô, Amoris Laetitia, 172)

Trưng cầu dân ý hôn nhân qua bưu điện

Người dân Úc được yêu cầu bỏ phiếu qua bưu điện trong cuộc thăm do ý kiến về Luật Hôn Nhân Nước Úc, để xem có nên thay đổi định nghĩa pháp lý về hôn nhân nhằm dung nạp những cuộc kết hợp đồng tính hay không. Phiếu góp ý sẽ được gửi đi từ Thứ Ba 12/09 và tất cả các lá phiếu đều phải được nhận lại vào Thứ Ba 07/11/2017.

Bản tài liệu này cung cấp một cái nhìn tổng quát giáo huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về hôn nhân và gia đình để giúp quý vị suy nghĩ. Xin quý vị cân nhắc kỹ lưỡng và bỏ phiếu chọn lựa bảo vệ hôn nhân, coi đó như là mối quan hệ độc đáo giữa một người nam và một người nữ.

Người Nữ và Người Nam

Đức Giáo Hoàng đặt giáo huấn của ngài về hôn nhân và gia đình trên nền tảng là “Sách Sáng Thế, khi Chúa hoàn thành công trình sáng tạo và làm ra kiệt tác của Ngài; kiệt tác đó chính là người nam và người nữ.”1 Kiệt tác của Thiên Chúa có phẩm tính đặc biệt bởi vì “không phải chỉ có người nam mới là hình ảnh của Chúa hay chỉ người nữ mới là hình ảnh của Chúa, nhưng là người nam và người nữ trởthành một đôi để làm hình ảnh của Chúa. Sự khác biệt giữa người nam và người nữ không có nghĩa là họ đối nghịch nhau, hay để khuất phục lẫn nhau, nhưng là nhằm mục đích hiệp thông và truyền sinh, luôn luôn theo hình ảnh Chúa và giống như Chúa.”2

Sự kết hợp độc đáo giữa người nam và người nữ

Đức Giáo Hoàng coi “hôn nhân là một thiện ích độc đáo, tự nhiên, nền tảng và tốt đẹp cho tất cả mọi người, gia đình, cộng đoàn và xã hội.”3 Ngài cũng nhìn nhận rằng “với tư cách là một định chế xã hội, hôn nhân bảo vệ và định hình cho sự cam kết chung để tăng trưởng sâu xa hơn trong tình yêu và sự cam kết đối với nhau, nhằm đem lại thiện ích cho toàn thể xã hội. Đó là lý do tại sao hôn nhân có giá trị hơn một thứ thời trang chóng qua; hôn nhân có tầm quan trọng lâu bền.”4

Mẫu Tính và Phụ Tính

Đức Giáo Hoàng dạy rằng “mọi đứa trẻ đều có quyền đón nhận tình yêu từ người mẹ và người cha; cả hai người đều cần thiết cho sự phát triển trọn vẹn và hài hòa của đứa trẻ.”5Hơn nữa, quyền này không phải chỉ liên hệ đến “tình yêu của cha mẹ như hai cá nhân riêng biệt, nhưng còn là tình yêu hỗ tương của cha mẹ với nhau, vì tình yêu này được coi là nguồn suối của đời sống con người và là nền tảng vững bền của gia đình.”6

Do đó, “chỉ có sự kết hợp độc hữu và bất khả phân ly giữa người nam và người nữ mới đóng một vai trò sung mãn [toàn diện, trọn vẹn, hoặc đầy đủ] trong xã hội với một cam kết ổn định,đểđem lại hoa trái là sự sống mới.”7

Tôn trọng mọi người

Đức Giáo Hoàng Phanxicô nêu bật rằng “mọi người, bất kể khuynh hướng tính dục, đều phải được tôn trọng với nhân phẩm của họ và phải được đối xử đàng hoàng tử tế, còn mọi dấu hiệu kỳ thị bất công thì phải tránh xa.”8Tuy nhiên, ngài còn chỉ ra rằng “tuyệt đối không có nền tảng nào để coi những cuộc kết hợp đồng tính là đồng dạngmột cách nào đó hoặc có nét tương tự xa xôi nào đó với kế hoạch mà Thiên Chúa vạch ra cho hôn nhân và gia đình,”9

Biện hộ cho hôn nhân

Đức Giáo Hoàng Phanxicô xác định rằng “với tư cách làKitô hữu, chúng ta khó có thểdứt bỏ bổn phận biện hộ cho hôn nhân, chỉ vì để tránh làm ngược lại với những trào lưu nhạy cảm đương đại, hoặc chỉ vì ước muốn làm kẻ hợp thời mà thôi.”10

Những tư tưởng trên đây của Đức Giáo Hoàng cho chúng ta có lý do để cầu nguyện và suy nghĩ về những điều then chốt trong cuộc trưng cầu dân ý qua bưu điện; bởi lẽ, việc tái định nghĩa hôn nhân sẽ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng cho cộng đồng chúng ta.

Tự do lương tâm đã bị thách đố ở các nước tái định nghĩa hôn nhân.

Hậu quả của việc tái định nghĩa hôn nhân

Giới hạn tự do ngôn luận

Các luật lệ chống kỳ thị sẽ được sử dụng để giới hạn thêm nữa về những gì được phép nói khi bàn đến hôn nhân. Đức Tổng Giám Mục Julian Porteous ở Hobart đã bị đưa ra trước Ủy Ban Chống Kỳ Thị của tiểu bang Tasmania, bởi vì ngài phổ biến một lá thư chứa đựng giáo lý Công Giáo về hôn nhân.

Giới hạn tự do ở sở làm

Cuộc vận động hôn nhân vô tính được liên kết với thái độ không khoan nhượng trước kẻ đối lập. Chẳng hạn, một chuyên gia kỹ nghệ thông tin ở Melbourne bị đuổi việc sau khi ông bảo các đồng nghiệp rằng mình không muốn con cái tham dự vào chương trình Trường Học An Toàn (Safe Schools), bởi vì chương trình dạy này về sự mơ hồ của phái tính. Chủ nhân của ông buộc tội ông là “tạo ra môi trường làm việc bất an.”11

Giới hạn tự do lương tâm

Ở các nước tái định nghĩa hôn nhân, ta thấy có đầy dẫy các thí dụ về những người cung cấp dịch vụ đám cưới bị kiện tụng hay bị phạt tiền,chỉ vì họtừ chối không muốn dính dáng đến các lễ nghi hôn nhân đồng tính.

Chính sách cưỡng chế giáo dục tính dục “Trường Học An Toàn”

Ở Canada, người ta áp đặt các chương trình giáo dục tính dục quá khích lên các trường tư thục tôn giáo, kể từ khi nước này tái định nghĩa hôn nhân vào năm 2005.12 Cha mẹ bị ngăn cản không cho rút con em mình ra khỏi các chương trình này.13

Xóa bỏ ý nghĩa pháp lý của phái tính sinh học

"Hôn nhân đồng tính" đã trở thành hiệu lực tại United Kingdom vào năm 2014. Năm nay, Văn Phòng Bình Đẳng của Chính Phủ UK lại cắt gọt tiến trình về việc thay đổi phái tính hợp pháp của một người bằng cách loại bỏ sự cần thiết phải có chứng thư y khoa.14

Loại bỏ cha mẹ

Ở Ontario thuộc Canada, đạo luật 2016 về “Mọi Gia Đình Đều Bình Đẳng” đã thay đổi mọi chỗ nói về từ ngữ “cha” hoặc “mẹ” trong luật pháp bằng từ ngữ “phụ huynh”; và giấy khai sinh cho phép liệt kê đến bốn giới “phụ huynh.”15

Đóng cửa các trường “bất phục”

Tại UK, trường Vishnitz Girls School đang giáp mặt với việc đóng cửa, bởi vì trường này từ chối không dạy các nữsinh tiểu học về khuynh hướng tính dục và việc tái phân định phái tính.16

Cho đến nay, ta chưa thấy có những bảo đảm thỏa đáng nào nói rằng hậu quả tương tự sẽ không xảy ra theo sau việc tái định nghĩa hôn nhân tại Úc Châu.

Hội Đồng Giám Mục Úc Châu
(Nguyên tác:
“Pope Francis, Marriage and the Plebiscite”
Phiên dịch: Đ.Ô. Phaolô Nguyễn Minh-Tâm)
______________________________________